Tổng quan về tỉnh Thái Bình

1.Giới thiệu chung

Từ một thị xã nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, nay trở thành đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh, thành phố Thái Bình đã không ngừng vươn dậy, trở thành một thành phố năng động, hiện đại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Diện mạo của thành phố đang thay đổi từng ngày; kinh tế tăng trưởng vượt bậc; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đô thị và nông thôn được đầu tư xây dựng, từng bước thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh.

2. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Bình nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng. Nó được xem như “trái tim” của khu vực này. Với vị trí địa lý chiến lược, tỉnh này có nhiều lợi thế về giao thông kết nối với các tỉnh lân cận.

Vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng

Tỉnh Thái Bình nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Nó có vai trò quan trọng về địa-chính trị, kinh tế và văn hóa. Vị trí này giúp tỉnh trở thành trung tâm giao lưu giữa các khu vực lân cận.

Giao thông thuận tiện kết nối với các tỉnh lân cận

Hệ thống giao thông của Thái Bình rất thuận tiện. Nó kết nối tỉnh với các trung tâm kinh tế – thương mại lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế, thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa.

3. Đặc điểm địa hình

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1 – 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km).

4. Giao thông
  • Đường bộ: Quốc lộ sang Nam Định và đi Hải Phòng; quốc lộ 39 nối Hưng Yên – Hưng Hà – Đông Hưng & Tp. Thái Bình – tt. Diêm Điền; đường 217 sang Hải Dương, Quốc lộ 37 nối Cảng Diêm Điền với tỉnh Sơn La.
  • Dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh đi qua Thái Bình.
  • Đường thủy: Cảng Diêm Điền, đang đầu tư xây dựng để tàu 1.000 tấn có thể ra vào.
  • Cầu Hiệp nối 2 tỉnh Thái Bình và Hải Dương, chiều dài cầu 542.5 m, khổ rộng 12m, tổng mức đầu tư 245.425 tỷ đồng
  • Dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng và tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (khởi công ngày 25/1/2010). Giai đoạn 2 của dự án nối quốc lộ 10 với đường ven biển Tiền Hải – Thái Thụỵ
  • Dự án tuyến đường ôtô cao tốc ven biển đang được chính phủ nghiên cứu khả thi, dự án tại Thái Bình qua 2 huyện: Thái Thụy và Tiền Hải
  • Đường 39B nối tt. Thanh Nê với tt. Diêm Điền dài 28.9 km.
5. Khí hậu – Thủy văn

Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đợi ẩm: có bốn mùa trong năm (Xuân,Hạ,Thu,Đông) mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; từ tháng 7 tới tháng 10 là mùa thu thời tiết lúc này se lạnh dịu mát và mùa xuân bắt đầu từ giữa tháng 1 tới giữa tháng 3 tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%.

Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm: nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.600-1.800mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chi lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km². Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc tỉnh Thái Bình thuộc lưu vực song Thái Bình.

6. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy…

7. Dân số

Năm 2019, Thái Bình có 1.860.447 người với mật độ dân số 1.138 người/km². Thành phần dân số:

  • Nông thôn: 78%
  • Thành thị: 22%

Tính đến ngày 1 tháng 4 ăm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 169.589 người, nhiều nhất là Công giáo có 116.630 người, tiếp theo là Phật giáo có 52.671 người, đạo Tin Lành có 285 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có hai người và Bửu Sơn Lỳ Hương chỉ có một người.

8. Kinh tế

Năm 2014

  • Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRNP) đạt 38.341 tỷ đồng (tăng 7,83% so năm 2013), là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 04 năm gần đây và cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (5,8%). Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,82%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
  • Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 33.840 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2013. Đã có 126/144 dự án trong các KCN đi vào hoạt động đem lại giá trị sản xuất là 12.566 tỷ đồng, tăng 11,3% so năm 2013.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ư­ớc đạt 25.639 tỷ đồng, tăng 13.48% so 2013.
  • Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 7.107,1 tỷ đồng.
  • Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 32.200 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,32%.

9. Định hướng phát triển

  • Năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8% trở lên so với năm 2014; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 8,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 12,6%; tổng thu ngân sách nhà nước 8.618,9 tỷ đồng; phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 130 xã và 1 huyện đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% trở lên.
  • Tiếp tục thực hiện việc Thành lập Khu Kinh tế Biển tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy rộng 30.580 Ha (gồm 30 xã ở 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải); Trong đó, phần diện tích đất tự nhiên theo ranh giới các xã là 21.583 ha, còn lại là phần diện tích ngập nước ven bờ khoảng 9.000 ha.
  • Trong định hướng phát triển giao thông của vùng sẽ có quốc lộ ven biển, đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng qua Thái Bình.
  • Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc – Huyện Thái Thụy với vốn đầu tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254ha. Dự án có công suất 1800 MW. Và Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat (công suất 200 ngàn tấn/năm).

Chào bạn, bạn đang xem IMQ Group, thành lập năm 2004, là tập đoàn đa lĩnh vực, hỗ trợ khách hàng từ lúc bắt đầu dự án đầu tư và xuyên suốt quá trình vận hành doanh nghiệp. Bạn có muốn IMQ Group hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin định kỳ!

Đăng ký Tư vấn & nhận Bản tin IMQ Group

Chào bạn, bạn đang xem IMQ Group, thành lập năm 2004, là tập đoàn đa lĩnh vực, hỗ trợ khách hàng từ lúc bắt đầu dự án đầu tư và xuyên suốt quá trình vận hành doanh nghiệp. Bạn có muốn IMQ Group hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin định kỳ!

Đăng ký Tư vấn & nhận Bản tin IMQ Group