1. Giới thiệu chung
Sóc Trăng – mảnh đất an lành với những thành phố xinh đẹp và thơ mộng. Đây là nơi hội tụ những màu sắc văn hóa cũng như cảnh quan sinh thái nổi tiếng tạo ra cơ hội kết nối các sản phẩm văn hóa – du lịch. Vì vậy, Sóc Trăng đã lọt vào “mắt xanh” của nhiều nhà đầu tư lớn. Ngay sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin tổng quan về tỉnh Sóc Trăng trước khi quyết định tham gia vào thị trường bất động sản tại khu vực này.
2. Vị trí địa lý
3. Dân số
Sóc Trăng là một tỉnh có diện tích và dân số trung bình so với các tỉnh trong quy hoạch vùng, mật độ dân số ở mức khá thấp. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, trong đó tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo khá cao so với các tỉnh trong quy hoạch vùng.
Tính đến năm 2020, diện tích của tỉnh là 3,311.9km2, tổng dân số của tỉnh là 1,195.7 nghìn người người, mật độ dân số đạt 361 người/ km2. So với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dân số Sóc Trăng đứng thứ 8/13 và mật độ dân số đứng thứ 9/13. Số người lao động trên 15 tuổi của Hậu Giang ở mức trung bình so với các tỉnh quy hoạch vùng, đứng thứ 9/13 (Cao nhất là Tiền Giang), tỷ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo ở mức khá cao so với các tỉnh, đứng thứ 4/13.
Dân cư của tỉnh Sóc Trăng phân bố không đồng đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu, chủ yếu ở Thị xã Vĩnh Châu, Huyện Mỹ Xuyên, Huyện Kế Sách và TP. Sóc Trăng, trong đó TP. Sóc Trăng có mật độ dân cư cao nhất. Huyện Cù Lao Dung có dân số thấp nhất và có mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh.
Tỷ lệ dân cư ở nông thôn của Sóc Trăng chiếm tỷ lệ lớn gấp hơn 2 lần tỷ lệ dân cư ở thành thị.
4. Giao thông
7. Làng nghề
Sóc Trăng là tỉnh có nền văn hóa giao thoa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Chính vì vậy, vùng đất này có được những nét văn hóa độc đáo và các làng nghề truyền thống là nơi đang bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Đồng thời, phát triển các nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn của tỉnh nhằm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân, giảm dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.