1. Thông tin khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh
- Tổng diện tích: 102ha
- Địa chỉ: Xã Phú Xuân, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
- Chủ đầu tư: NGUYENDUCCANH-IP-TB
- Thời hạn vận hành: 12/2003
- Giá: 60 USD/m2 Chưa bao gồm VAT
- Mật độ XD (%): 60%
- Tỷ lệ lấp đầy: 100%
2. Tổng quan khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh
PHẠM VI RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH CHI TIẾT
- Phía Bắc giáp khu dân cư xã Phú Xuân;
- Phía Nam giáp đường Trần Thái Tông (Quốc lộ 10);
- Phía Tây giáp sông Bạch;
- Phía Đông giáp trạm điện thành phố, một số cơ sở công nghiệp hiện có và khu dân cư.
QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI HẠ TẰNG KĨ THUẬT
Quy hoạch san nền:
- Cao độ tự nhiên trung bình: 1,40 m
- Cao độ san nền thiết kế trung bình (không kể phần kết cấu cứng): 2,60 m
Quy hoạch giao thông
- Đường gom khu công nghiệp: Là đường chạy song song tách giao thông nội bộ KCN với giao thông quốc lộ 10, có bề rộng 19m, lòng đường rộng 10,5m, vỉa hè 5m và 3,5m (5+10,5+3,5).
- Đường số 1: Là đường vuông góc với đường Nguyễn Đức Cảnh, vị trí trùng với trục đường khu dân cư phía Tây kéo dài có bề rộng 27m, lòng đường 17m, dải phân cách giữa 2m, vỉa hè mỗi bên là 5m (5+7,5+7,5+5).
- Đường số 2: Có vị trí trùng với trục đường của khu dân cư phía Tây kéo dài có bề rộng 20,5m, lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 5m (5+10,5+5).
- Đường số 3: Là đường bao phía bắc KCN được kéo dài từ đường nhà máy cao su qua cầu mùa nối với KCN Phúc Khánh có bề rộng 20,5m, lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 5m (5+10,5+5).
- Đường số 4: Gồm 2 đường:
- Đường nối đường gom với đường phía Bắc KCN có bề rộng 20,5m, lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 5m (5+10,5+5).
- Đường giữa KCN song song với đường gom.
- Đường số 5: Là đường bao phía Tây KCN và đường nối từ đường số 1 sang đường Lý Bôn có bề rộng 16m, lòng đường 8m, vỉa hè mỗi bên 4m (4+8+4).
- Đường số 6: Là đường trùng với trục đường giao thông hiện có với bề rộng 13m, lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên 3m (3+7+3).
Quy hoạch cấp nước
Nước được cung cấp từ Nhà máy nước Thành Phố bằng đường ống nước Ø 600 trên trục đường Lý Bôn và Ø 300 trên trục đường Nguyễn Đức Cảnh, được đấu nối vào KCN tại các họng chờ sẵn, mạng lưới cấp nước trong KCN được thiết kế mạng vòng khép kín với đường kính Ø 100 – Ø 200.
Quy hoạch thoát nước
Về nguyên lý, nước thải công nghiệp và nước mưa được thoát bằng 2 hệ thống riêng biệt :
Nước thải công nghiệp được thoát bằng hệ thống ống ngầm tự chảy qua các trạm bơm chuyển tiếp đưa về trạm xử lý nước thải chung cho toàn KCN, nước thải phải được xử lý cục bộ tại từng cơ sở sản xuất công nghiệp đạt tiêu chuẩn loại C (TCVN 5945 – 1995) trước khi thải vào hệ thống chung, trạm xử lý chung của KCN nước thải phải đạt loại B (TCVN 5945-1995) trước khi xả ra sông Bạch.
Nước mưa được thoát bằng hệ thống rãnh bề rộng B = 600 đến B = 1.000, trên đậy tấm đan bê tông cốt thép, hướng thoát nước từ Đông sang Tây về sông Bạch tại 3 cửa xả.
Quy hoạch cấp điện
Nguồn điện hiện tại được cung cấp từ Trạm 110 KV hiện có tại KCN.
Mạng lưới điện trung thế được xây dựng dọc vỉa hè trên các tuyến đường của KCN. Từ hệ thống lưới điện này các cơ sở sản xuất công nghiệp tự xây dựng trạm biến thế tiêu thụ riêng.
Quy hoạch cây xanh và vệ sinh môi trường
Dọc đường Nguyễn Đức Cảnh được bố trí dải cây xanh cách ly rộng 10m, dải cây xanh cách ly với khu dân cư hiện có trong KCN phải đảm bảo bề rộng tối thiểu từ 20 – 30m.
Nghĩa trang xã Tiền Phong được giữ nguyên hiện trạng không được phát triển thêm và trồng cây bao bọc tạo thành khu cây xanh tập trung.
Diện tích trồng cây xanh trong từng cơ sở sản xuất công nghiệp tối thiểu là 10 – 15% diện tích lô đất xây dựng.
Chất thải của KCN được thu gom về theo quy định của thành phố.
Nước thải công nghiệp phải được đảm bảo xử lý theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 – 1995).
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh có vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hiện đại. Nó còn có chính sách ưu đãi hấp dẫn. Do đó, khu công nghiệp này được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Khu công nghiệp này có khả năng thu hút nhiều dự án đầu tư mới. Các ngành công nghiệp chủ lực sẽ phát triển. Điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa tại tỉnh Thái Bình.
Vị trí địa lý gần tuyến giao thông huyết mạch là lợi thế của khu công nghiệp này. Cơ sở hạ tầng hiện đại cũng tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư. Các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và dịch vụ hỗ trợ cũng giúp khu công nghiệp này thu hút nhiều dự án mới.
Do đó, KCN Nguyễn Đức Cảnh được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Nó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa tại tỉnh Thái Bình.
3. Các ngành nghề thu hút đầu tư
Phát triển ngành dệt may gồm: Kéo sợi, tẩy nhuộm, dệt vải, may mặc.
Các dịch vụ phục vụ ngành dệt may: Sửa chữa máy móc thiết bị cơ khí dệt may.
Một số xí nghiệp điện tử, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo thiết bị, phụ tùng cho các ngành công nghiệp nhẹ; sửa chữa, lắp ráp ô tô, xe máy.
Tính chất KCN: Là khu công nghiệp đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường, bố trí các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, có kỹ thuật cao, sử dụng nhiều lao động.